Lịch sử Quảng Đông

Vào khoảng đời nhà Chu (1134-770 tr. CN), và Xuân Thu, tại khu vực phía Nam Trung Hoa giáp với biên giới Trung-Việt ngày nay đã tồn tại những bộ tộc không thuộc Hoa tộc như Bách Việt, Bộc (Pu) (2)…

Tới thời Xuân Thu, người Việt ở khu vực núi Cối Kê (nay là Thiệu Hưng) thuộc Chiết Giang lập ra vương quốc Việt. Nước Việt vào năm 473 tr. CN đã chinh phục nước Ngô (3) láng giềng, đóng đô ở Tô Châu thuộc Giang Tô. Nhưng rồi Việt bị nước Sở thôn tính năm 306 tr. CN. Vào thời Xuân Thu người Đông Việt được xem là cư trú ở vùng nay thuộc phía Đông nước Trung Hoa hiện đại, người Dương Việt cư trú ở phía bắc của tỉnh Giang Tô hiện nay. Các bộ tộc Bách Việt khác như Âu Mân sống ở vùng Chiết Giang, Phúc Kiến; Nam Việt sống ở vùng Quảng Đông, Tây Âu ở Quảng Tây, Lạc Việt ở Phúc Kiến…

Bắt đầu thời kỳ miền bắc của Dương Tử bị Trung Hoa hóa mạnh mẽ. Bức tường thành ngăn các bộ tộc du mục từ phương bắc xuống đã được nước Tần (221-206 tr. CN) và Yên xây dựng. Khu vực hiện nay thuộc Phúc Kiến lần lượt bị Nhà Tần và Nhà Hán chinh phạt, nhưng phong kiến Trung Hoa đã không thực sự kiểm soát được vùng đất này. Vào đầu đời Hán (206 tr. CN - 220 của CN), Triệu Đà lập ra vương quốc Nam Việt ở khu vực Quảng Đông, độc lập với triều đình Hán. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa năm 221 tr. CN, quân Nhà Tần bắt đầu tiến xuống phía nam dọc theo sông Tây Giang tới vùng Quảng Đông hiện nay, và xác lập các quận dọc theo các trục đường chính. Tới năm 112 tr. CN Hán Vũ Đế đã chinh phục những vùng phương Nam (Trung Hoa), cùng với vùng nay là miền bắc Việt Nam, và cử người Hán cai quản các quận.

Dưới đời Hán, ngoài Nam Việt ở viễn nam, chủ yếu là ở Lưỡng Quảng và Việt Nam, sử sách còn kể về tiểu quốc Mân Việt ở đông bắc tập trung ở vùng sông Mân Giang, nay thuộc Phúc Kiến (Mân là tên cũ của tỉnh Phúc Kiến).

Thời Tam Quốc, Sách Địa lý chuyên luận trong Hán thư chép: “Ở khoảng bảy hay tám ngàn dặm tính từ Giao Chỉ đến Cối Kê (nam Giang Tô hay bắc Chiết Giang), những người Bách Việt có mặt ở mọi nơi, chia thành nhiều thị tộc”. Trong thời kỳ Chiến quốc (480-221 tr. CN), vương quốc Việt cũng chao đảo dưới những biến động chính trị, giống như các lãnh thổ thuộc Thục và Ba nay thuộc Tứ Xuyên, nhưng lộ trình văn hóa của nó vẫn khác xa văn hóa Trung Hoa “chính thống” của lưu vực sông Hoàng Hà.Quảng Đông có vị trí ở xa trung tâm nền văn minh Trung Hoa cổ đại ở đồng bằng phía bắc Trung Quốc. Thời đó, đây là nơi sinh sống của các tộc người được gọi chung là "Bách Việt" (百粤), các tộc người có lẽ là Tai-Kadai có liên quan đến dân tộc Tráng ở tỉnh Quảng Tây.

Bản đồ các khu vực lẻ tẻ do Nhà Tần chiếm được của các nhóm tộc Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử sau năm 210 TCN, trong đó có quận Nam Hải (Nanhai).

Những ghi chép về hoạt động của Trung Hoa ở Bắc Bộ Việt Nam trong 6 thế kỷ đầu thời kỳ thực dân này (Việt Nam gọi là thời Bắc thuộc) cho thấy quá trình Việt Nam hóa đối với các dòng họ Trung Hoa, hơn là quá trình Hán hóa đối với người Việt… Sự trêu ngươi như thế cho thấy một số thị tộc Trung Hoa xác lập quyền lợi của dòng họ mình ở Bắc Bộ, định cư dần dần, giúp đỡ mở mang, và cuối cùng hòa nhập vào môi trường xã hội, kinh tế và chính trị ở Bắc Việt Nam. Kết quả cuối cùng của quá trình này là sự xuất hiện của một tầng lớp thượng lưu Hoa-Việt, quá trình phi thực dân hóa ở vùng viễn nam, và những mưu toan bất thành ở thế kỷ VI để khôi phục nền độc lập, thoát ách đô hộ của phương Bắc. Ví dụ cho quá trình này là sự thăng tiến của Sĩ Nhiếp thời Hậu Hán và những nỗ lực giữ nền độc lập của người nhà ông này sau khi ông qua đời.

Từ cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng thế kỷ I đến cuộc nổi dậy của Lý Bôn thế kỷ VI, sử sách của Trung Hoa cho thấy biểu hiện của một sự phụ thuộc về chính trị trên nền nửa độc lập với Bắc Triều. Theo dòng thời gian, những thời kỳ có đặc tính bán tự trị ngày càng tăng lên. Xu thế này làm nền cho cuộc nổi dậy của Nhà Lý ở giữa thế kỷ VI và cuối cùng là sự phân liệt hoàn toàn khỏi Trung Hoa vào thế kỷ X.

Tác động của văn hóa Việt đối với văn hóa Trung Hoa đã không được xác định một cách chính thức, nhưng nó khá rõ rệt. Ngôn ngữ của các tiểu quốc cổ Ngô và Việt tạo nên ngôn ngữ Ngô, và phần nào tới ngôn ngữ Mân ở Phúc Kiến. Những nhà nghiên cứu ngôn ngữ cho rằng một số từ tiếng Trung Hoa có nguồn gốc từ tiếng Việt cổ, chẳng hạn như từ jiang (giang), có nghĩa là song. Những tàn tích về người Việt có thể quan sát được trong một số nhóm thiểu số ở Trung Hoa

Vùng đất này thuộc sự quản lý của chính quyền trung ương Trung Quốc bắt đầu từ thời Nhà Tần - triều đại thống nhất đế chế Trung Hoa, đã mở rộng về phía nam và lập nên quận Nam Hải (南海郡) tại Phiên Ngung (番禺), ngày nay là thành phố Quảng Châu. Quận này từng thuộc nước Nam Việt độc lập giữa thời kỳ Nhà Tần sụp đổ và Hán Vũ Đế lên cai trị Trung Hoa. Nhà Hán cai trị Quảng Đông, Quảng Tâymiền Bắc Việt Nam với tên gọi là Giao Châu (交州). Dưới thời Đông Ngô thuộc thời kỳ Tam Quốc, Quảng Đông được Đông Ngô lập thành một tỉnh - đó là tỉnh Quảng Châu (廣州) vào năm 226.

Trải qua thời gian dài, cơ cấu dân cư của khu vực này thay đổi dần dần, dẫn đến người Hán chiếm đa số, đặc biệt là sau nhiều đợt di cư lớn từ phương Bắc trong các thời kỳ bất ổn chính trị do các bộ lạc du mục phía bắc Trung Hoa quấy nhiễu kể từ khi Nhà Hán sụp đổ trở về sau. Ví dụ như cuộc binh biến do An Lộc Sơn lãnh đạo dẫn đến việc tăng 75% dân số của tỉnh Quảng Châu giữa những năm 740-750 và giai đoạn 800-810.[7]. Khi người Hán đến đây đông hơn, dân địa phương đã dần bị đồng hóa theo văn hóa Trung Hoa.[8], hoặc bị mai một hẳn văn hóa bản địa.

Cùng với Quảng Tây, Quảng Đông được tạo lập thành một bộ phận của Lĩnh Nam đạo (嶺南道), năm 627 vào thời Nhà Đường. Phần Quảng Đông trong đạo Lĩnh Nam được đổi tên thành Quảng Nam Đông Đạo năm 971 trong thời Nhà Tống - đây là sự bắt nguồn của cái tên Quảng Đông.

Khi quân Mông Cổ ở phương bắc xâm lược Trung Hoa vào thế kỷ thứ XIII, triều đại Nam Tống rút lui về phía nam, cuối cùng dừng lại ở địa điểm của tỉnh Quảng Đông ngày nay. Hải chiến Nhai Sơn năm 1279 ở Quảng Đông đã kết thúc triều đại Nam Tống. Trong thời Nhà Nguyên của người Mông Cổ, Quảng Đông là một phần của Giang Tây. Tên gọi Tỉnh Quảng Đông ngày nay được quy định vào giai đoạn đầu của Nhà Minh.

Từ thế kỷ XVI, Quảng Đông có những mối quan hệ thương mại với thế giới bên ngoài. Các nhà buôn châu Âu đã đến phía bắc thông qua eo biển MalaccaBiển Đông, đặc biệt là các nhà buôn Anh thông qua Quảng Đông. Ma Cao nằm ở bờ nam của Quảng Đông là nơi định cư đầu tiên của người châu Âu ở Trung Quốc từ 1557. Việc buôn bán thuốc phiện thông qua Quảng Châu đã dẫn đến Chiến tranh nha phiến, mở ra một kỷ nguyên ngoại quốc xâm lược và can thiệp vào Trung Hoa. Ngoài Ma Cao là nhượng địa cho Bồ Đào Nha, Hồng Kông thành nhượng địa cho Anh và Quảng Châu Loan cho người Pháp. Vào thế kỷ XIX, Quảng Đông cũng là cảng chính cho làn sóng người lao động ra đi đến Đông Nam Á, miền Tây Hoa Kỳ và Canada.

Về mặt lịch sử, nhiều cộng đồng Hoa kiều xuất thân từ Quảng Đông và đặc biệt là Đài Sơn và cùng với những người di cư từ Hồng Kông, tiếng Quảng Đôngtiếng Đài Sơn (phương ngữ ở Đài Sơn) được gần 10% dân số Trung Quốc sử dụng, có nhiều người Hoa kiều chiếm tỷ lệ cao hơn tỷ lệ người nói ngôn ngữ này ở Trung Quốc.

Trong thời kỳ những năm 1850, phong trào Thái Bình Thiên Quốc nổ ra ở Quảng Đông. Do là địa phương có tiếp xúc nhiều với phương Tây, Quảng Đông là trung tâm của các phong trào chống Mãn Châu và chống đế quốc. Tôn Trung Sơn cũng xuất phát từ Quảng Đông.

Vào đầu những năm 1920 thời Trung Hoa Dân Quốc, Quảng Đông là bàn đạp để Quốc Dân Đảng chuẩn bị Bắc phạt trong một nỗ lực thống nhất tất cả các địa chủ về dưới quyền kiểm soát của chính quyền trung ương. Học viện Sĩ quan Lục quân Quốc Dân Đảng Trung Quốc đã được xây gần Quảng Châu để huấn luyện các sĩ quan chỉ huy.

Trong những năm gần đây, tỉnh này đã trải qua một thời kỳ tăng trưởng kinh tế ngoạn mục do có các mối quan hệ kinh tế gần gũi với Hồng Kông giáp giới. Tỉnh này có GDP cao nhất trong các đơn vị cấp tỉnh của Trung Quốc. Đảo Hải Nam trước đây là một bộ phận của tỉnh Quảng Đông nhưng được tách ra thành một tỉnh từ năm 1988.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quảng Đông http://210.76.64.38/tjsj/gmjjhs/jdgnsczz/t20100125... http://www.chinadaily.com.cn/english/doc/2005-01/2... http://english.people.com.cn/200501/30/eng20050130... http://www.gd.gov.cn/ http://www.gd.gov.cn http://www.gd.gov.cn/GD_Info/GD_2_21_e.asp http://www.gdstats.gov.cn/tjnj/ml_e.htm http://www.gdstats.gov.cn/tjzl/tjgb/201902/t201902... http://media.163.com/05/0201/11/1BGKCSFN0014183O.h... http://news.xinhuanet.com/english/2006-02/02/conte...